Bài 1: Nguyên lý sóng, Phương pháp bao trùm mọi phương pháp

 Mở đầu trong seri trại huấn luyện, mình sẽ nói ngắn gọn theo kiểu gạch đầu dòng về nguyên lý sóng - phương pháp bao trùm mọi phương pháp cho mọi người nhanh hiểu.

Bài đầu tiên là cơ bản về phân tích. 

1. Tại sao lại là nguyên lý sóng. Sóng là nguyên lý bao trùm mọi hoạt động của tự nhiên và con người. Mọi hoạt đông đều tương tác và được ghi lại bởi sóng.

2. Nguyên lý sóng trong thị trường là gì. Sóng, được phát hiện và ghi lại bởi Elliot, nên gọi tắt là sóng Elliot, về bản chất là quá trình đo lường biến động giá rồi ghi lại thành biểu đồ, chúng ta nhìn bằng mắt thường thấy có các nhịp lên xuống giao động giống như sóng, nên gọi là sóng. Nghĩa là về bản chất thị trường, giá biến động theo thời gian tạo thành sóng. Do đó, trên biểu đồ luôn có 2 cột, 1 cột là mức giá, 1 cột là thời gian. Đồ thị chúng ta nhìn thấy chính là giá được ghi lại theo từng khoảng thời gian-có hình sóng.

3. Sóng dùng để làm gì. Qua quá trình theo dõi quan sát, biến động gía có tính lặp đi lặp lại, nghĩa là qua mỗi chu kỳ thì giá lại có xu hướng lặp lại gần giống nhau, dựa trên việc quan sát các mô hình sóng gần giống nhau sau mỗi khoảng thời gian, kết hợp với việc nghiên cứu các nguyên nhân tạo ra chúng (phân tích cơ bản) dẫn tới kết luận rằng các mô hình sóng có khuynh hướng lặp lại, từ đó sinh ra việc dự báo. Bản chất của tương lai là dự báo: dự báo thời tiết, dự báo thiên tai, dự báo kinh tế, dự báo biến động giá hàng hóa, FX, chứng khoán.... đều dựa trên các mô hình dự báo-mô hình sóng lặp lại gần đúng đi kèm với các điều kiện của nó.

4. Cấu tạo cơ bản của sóng. Gồm 2 loại: sóng chính và sóng hồi. Bài số 2 sẽ chi tiết về các mô hình sóng.

5. Tại sai nguyên lý sóng lại bao trùm mọi phương pháp giao dịch. Như trên đã biết, nguyên lý sóng là nguyên lý của thị trường, mọi người pháp ra đời sau đều dùng để làm rõ hơn cho nguyên lý sóng. Cụ thể như sau: 

5.1. Phân tích cơ bản, tập trung vào tin tức và chính sách tạo nên xu hướng thị trường. Chúng ta sẽ thấy rằng tin tức và chính sách được tung ra chính là thời điểm mà sóng bắt đầu hoặc kết thúc. Hay nói cách khác, thời điểm ra tin chính là thời điểm mà sóng bắt đầu hoặc kết thúc. Nó kết hợp với việc tính toán timing trên đồ thị. Đa số cho rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là 2 trường phái khác nhau. Nhưng đứng trên phương diện nguyên lý sóng, phân tích cơ bản chính là tiên đề tính toán timing trong phân tích kỹ thuật. Ví dụ, trên đồ thị chúng ta tính toán được timing sóng hồi sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày, mà trên lịch kinh tế có sự kiện lớn sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày nữa có ảnh hưởng lớn trên thị trường, thì tin tức cơ bản đó chính là tin tức gây ảnh hưởng và tạo ra xu hướng mới cho giá chạy. Nếu như không có tin tức lớn nào xảy ra trong khoảng ngày đó thì hoặc là chúng ta tính toán sai hoặc là ngày đó sẽ có tin bất thường như khủng bố hoặc thảm họa. Những tin tức lớn sẽ rơi vào timing của sóng lớn, những tin tức nhỏ sẽ rơi vào timing của sóng nhỏ. 

5.2. Mô hình giá. Các mô hình giá như VDV, cốc tay cầm, cờ đuôi nheo... là cách gọi của nhiều người khi nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng chính là các mô hình sóng. Khi nắm được các mô hình sóng, điều kiện hình thành và thông số của nó thì chúng ta sẽ hoàn toàn tự tin và ít khi bị lừa mô hình (tưởng là VDV để đảo chiều nhưng lại là một mô hình zigzag hồi để tiếp tục xu hướng cũ). Xem thêm bài 2.

5.3. Mô hình nến. Các mô hình nến chính là các mô hình giá thu nhỏ. Một mô hình nến đảo chiều trên D1 sẽ là mô hình giá đảo chiều trên M15 hoặc M30. Xem thêm bài 2.

5.4. Đường trung bình ema sma. Đa số ace dùng đường trung bình theo kiểu chén thánh, cắt nhau hoặc phá vỡ là cho tín hiệu giao dịch. Nhưng chưa thấy ai làm giàu được nhờ tính năng này. Vì cơ bản mọi người dùng đường trung bình theo thông số cố định dẫn tới sai số nhiều. đường trung bình dùng để đo bước giá trung bình, nên cần sử dụng tùy theo thông số của sóng. Một con sóng có chu kỳ 59 cây nến thì ta sẽ dùng sma 59 để đo bước giá trung bình của nó. Như vậy sẽ xác định được một cách tương đối vùng test lại của giá (tìm vùng sóng hồi đầu tiên) sau khi giá đã đảo chiều và chạy vào sóng xung lực đầu. Qua đó xác định được vùng mua tốt nhất theo xu hướng ngay tại vùng đầu tiên của một đợt sóng mới. (sẽ có chi tiết trong bài về cách dùng đường trung bình với nguyên lý sóng)

5.5. Bollinger bands, 1 dạng của đường trung bình kết hợp biên độ giao động, dùng để xác định biên độ sóng hồi. Khi vào sóng chính thì biên dìa của BB sẽ bị phá vỡ liên tục. Nên nếu mọi người dùng theo kiểu chạm biên trên thì bán chạm biên dưới thì mua kiểu chén thánh thì sẽ vỡ trận. Nó chỉ đúng khi ở trong đoạn sóng hồi thôi. Sẽ có bài chi tiết về BB trong nguyên lý sóng.

5.6. Kênh giá và trendline, chỉ đúng khi vẽ đúng mức sóng. Vì trong sóng có sóng. Trendline và kênh giá chỉ đúng khi mọi người vẽ ở đỉnh đáy đồng mức sóng, đỉnh đáy khác mức sóng sẽ cho kết quả sai. Vì áp dụng sai nên nhiều khi mọi người bảo trendline không hiệu quả. Nhớ rằng phải làm đúng mới ra kết quả đúng, làm sai thì sẽ ra kết quả sai. Trendline và kênh giá chỉ đúng khi vẽ đúng vào đỉnh và đáy đồng mức sóng với nhau. Sóng đồng mức sẽ test lại trendline đồng mức.

5.7. Fibonacci. Gồm fibo truy hồi và fibo mở rộng. Fibo truy hồi đo mức sóng hồi, dùng để xác định sóng sẽ hồi về khu vực nào, kết hợp với kênh giá trendline và đường trung bình sẽ cho ra 1 vùng giá mà ở đó cả fibo trendline và đường trung bình hội tụ tại đó, như vậy thì quá tin cậy đúng không nào. Fibo mở rộng dùng để đo mức sóng chính, nghĩa là để xác định xem sóng chính xu hướng sẽ chạy đến đâu, giúp xác định vùng chốt lời, vùng giá mà giá sẽ dùng lại để đảo chiều hoặc đi ngang. Tất nhiên, fibonacci cũng chỉ đúng khi dùng đúng mức sóng. Nghĩa là giá sẽ dừng ở các mức fibo đồng mức sóng. Đa số mọi người vẽ fibo sai mức sóng nên giá có khi dừng đúng có khi dừng sai là như vậy. Cứ vẽ đúng mức sóng sẽ thấy nó đúng tới 95%. Làm thế nào để xác định đúng mức sóng thì sẽ có trong bài chi tiết về chỉ báo động lượng.

5.8. Chỉ báo phụ stoch, macd, mfi. Cái gì làm cho thị trường chạy-chính là động lực thị trường (lực cung cầu). Các chỉ báo này dùng để đo động lực thị trường, hay còn gọi là nhóm chỉ báo động lượng. Đa số mọi người dùng nhóm chỉ báo này như một tín hiệu giao dịch, nghĩa là cũng cắt trên cắt dưới là vào lệnh-như thế là sai, nếu đúng thì mọi người đã giàu. Vì sao, bản chất của nó là đo động lượng, khi động lượng thấp thì thị truongf vào trạng thái over, nghĩa là quá mua quá bán, khi ấy tiềm năng đổi sóng sắp xảy ra (chứ chưa xảy ra nên đừng vào lệnh vội), khi ấy phải kết hợp thêm các mốc fibo để xác định vùng giá tiềm năng mà giá sẽ dừng lại (trạng thái phân kỳ,hội tụ chỉ báo), khi ấy kết hợp với các kỹ thuật giao dịch như mô hình giá, mô hình nến thì mới cho setup vào lệnh chuẩn được. Sẽ có chi tiết trong bài chỉ báo. Khi động lượng bắt đầu nghĩa là sóng bắt đầu, khi động lượng kết thúc nghĩa là sóng kết thúc. Kết thúc sóng này thì là bắt đầu sóng khác. Nên khi chỉ báo động lượng báo quá mua quá bán nghĩa là lệnh cũ chuẩn bị chốt lời và cơ hội mới sắp xuất hiện. Khi chỉ báo động lượng đang ở giữa thì xu hướng vẫn còn, cứ tính sóng hồi mà vào thêm lệnh đu theo xu hướng.

5.9. Ichimocu. Về cơ bản khi hiểu về sóng r, thành thạo các công cụ sát sườn của sóng r thì không cần đến Ichimocu nữa. Vì Nếu dùng độc lập Ichimocu cũng sẽ thấy nhiều vùng gọi là ĐIỂM MÙ. Sử dụng sóng sẽ thấy KHÔNG CÓ ĐIỂM MÙ, mọi hành động giá tên thị trường kể cả co dật đều có thể giải thích được, từ đó luôn luôn có cơ hội tiếp theo chứ không cẩn phải nghỉ chờ thị trường chạy rõ ràng qua vùng điểm mù nữa.

6.0. Các công cụ khác, toàn chén thánh nên không cần quan tâm. Vì đã hiểu đúng về sóng và thành thạo các công cụ bổ trợ rồi thì thị trường không còn điểm mù nữa, và mọi người cũng biết dùng đúng vai trò tác dụng của từng công cụ đến 95% độ chính xác rồi thì sẽ hiểu không có chén thánh, chỉ có xu hướng, mô hình sóng là hiện hữu và tồn tại hơn 100 năm qua kể từ khi giá được vẽ lại trên giấy cho tới màn hình điện tử như ngày nay. 

Không phải là ảo tưởng đâu mà đó là thực tế. Mọi người sẽ hiểu rõ hơn sau mỗi bài viết chi tiết. Tổng sẽ có khoảng 8 bài là hết nội dung về sóng. Bài mở đầu này là bài gạch đầu dòng tổng quan để ace nắm cái tổng quát. Hẹn gặp mọi người ở các bài viết sau trong chuyên mục trại huấn luyện. 

Comments