Quan trọng hóa đòn bẩy trong trading, khác biệt giữa con bạc và nhà đầu tư.

Một số lưu ý - kinh nghiệm sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, tránh để đòn bẩy trở thành đòn gánh.

Đòn bẩy tài chính, về bản chất là công cụ kinh doanh của giới tài chính, dụ dỗ người đầu tư trở thành con bạc đặt cược với tư tưởng sử dụng đòn bẩy kịch khung trong quá trình trading, dựa trên sự biến động giá nhanh chóng hoặc mất thanh khoản đột ngột để biến số tiền ký quỹ+âm lệnh >mức kỹ quỹ tối thiểu và dẫn tới thanh lý lệnh (cháy tài khoản), từ đó thu toàn bộ số tiền cọc trong tài khoản. Trong trường hợp nhà đầu tư có thể gia hạn hợp đồng bẳng cách bổ sung tiền ký quỹ thì chi phí đòn bẩy sẽ là công cụ thứ 2 để thu tiền. Nói nôm na là các tổ chức tài chính khi tham gia cuộc chơi nếu thắng thì họ thu được cả phí đòn bẩy cả tiền cọc của khách hàng, khi thua thì họ sẽ chỉ thu được phí đòn bẩy từ khách hàng, đằng nào nào thì họ cũng có lợi nhuận, chỉ là ít hay nhiều. Còn về mặt nhà đầu tư khu sử dụng đòn bẩy quá mức sẽ dẫn tới 1 mất 1 còn khi tham gia mua bán tài sản, chuyển từ vị thế mua bán sang vị thế đặt cược, và biến thành con bạc.

Sử dụng đòn bẩy như thế nào. 

Đầu tiên phải phân dịch rõ mục tiêu giao dịch, là trading thu hoa hồng, đầu cơ chênh lệch ăn lãi vốn hay ôm hàng vị thế giá tốt ăn cả lãi vốn và dòng tiền chênh lệch lãi suất/cổ tức dựa trên phân tích cơ hội trên thị trường.( tùy quan điểm mỗi người, miễn là hiệu quả)

Thứ 2 là xác định quy mô vốn tương ứng với giá bán tài sản, để tính toán quy mô tài sản có thể mua bán dựa trên số vốn mình đang có. (Đa số ace nhầm lẫn giữa trading và holding, trading nhưng lại muốn có kết quả của holding, nên hầu hết bị bẫy đòn bẩy lừa cho cháy tk hết.) Ví dụ, lượng tiền mặt có 5000$, giá vàng là 1000$/oz, vậy thì nếu muốn mua bán chỉ mua bán tối đa được 0.05 lot/5oz. Với mức khối lượng này, chúng ta có thể hold đến muôn đời mà không lo cháy tk, đúng nghĩa với bản chất của một nhà đầu tư mua và bán tài sản, giống như câu nói muôn đời các cụ dạy "tùy vốn sinh lời".

Thứ 3 là xác định biên độ biến động giá, cái này thuộc thuần túy về kỹ năng phân tích. Tùy theo biên độ biến động giá dự kiến mà tính toán biên độ/tỷ lệ lời lãi và thời gian nắm giữ/ra hàng. Khi đã có vị trí vào ra dự kiến cả cắt lỗ cả chốt lời rồi thì khi ấy mới tính toán được sẽ mua/bán bao nhiêu dựa trên mức rủi ro dự kiến. Ví dụ xác định rủi ro chỉ mất 10% tổng tiền mặt trong số 5000$, biên độ cắt lỗ của mỗi oz vàng là 10 giá, biên độ chốt lời là 50 giá, thì với mỗi oz vàng cắt lỗ sẽ mất 10$, 10% rủi ro là 500$. Như vậy có thể mua khối lượng tối đa là 50oz vàng (0.5 lot) tương đương với số vốn 50.000$ với giá thị trường giả định là 1000$/oz.

Thứ 4 là xác định mức đòn bẩy cần sử dụng. Dựa trên khối lượng vàng dự kiến sẽ mua/bán ở bước 3, chúng ta tính được mức đòn bẩy cần sử dụng tối thiểu là 1/10, nghĩa là cần x10 lần số tiền vốn hiện có để có thể mua được 50oz vàng theo kế hoạch đầu tư. 

Thứ 5 là nên nạp bao nhiêu tiền vào tài khoản. Đa số các ace chưa hiểu rõ về quản trị rủi ro thì chỉ chú trọng vào rủi ro thứ yếu là rủi ro giao dịch, nghĩa là chỉ quan tâm đến việc sẽ mất bao nhiêu tiền cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất là rủi ro hệ thống/rủi ro mà mình không kiểm soát được, bao gồm 'bị khóa tài khoản', 'bị mất tài khoản', 'sập sàn', 'hack tài khoản', 'gap hoặc co dật bất thường trên thị trường'... những rủi ro này có thể khiến chúng ta bay tài khoản hoặc mất nhiều tiền hơn mặc dù lệnh giao dịch có thể đã cài cắt lỗ tự động. Do đó, chúng ta sẽ tính toán số tiền nạp vào tài khoản để thực hiện thương vụ đầu tư ít hơn số tiền thực tế chúng ta có. Số tiền nạp vào sẽ phải lớn hơn số tiền cắt lỗ + ký quỹ tối thiểu và nhỏ hơn số tiền tối đa chúng ta có. Ở bước 3 chúng ta đã tính được cắt lỗ là 500$, với mức đồn bẩy tối thiểu 1/10 chúng ta cần kỹ quỹ khoảng 1000$. Để giảm thiểu rủi ro hệ thống, chúng ta sẽ giảm tối đa số tiền nạp về mức loanh quanh 500$. Tùy theo mức đòn bẩy tối đa mỗi sàn cung cấp, thường thì mức nhỏ nhất sẽ là 1/50, trung bình là 1/200, với mức đòn bẩy này thì số tiền ký quỹ cho 0.5lot sẽ khoảng 150$. Vậy, tổng số tiền chúng ta cần nạp vào để thực hiện giao dịch là khoảng 650$. 

Trong bất kể trường hợp nào, xảy ra bất kỳ rủi ro nào, gap bao nhiêu giá, thì số tiền tối đa chúng ta có thể mất trong thương vụ này là 650$. Số tiền còn lại 4350$ vẫn an toàn, đủ để chúng ta thực hiện các thương vụ khác.

Nhầm lẫn giữa trading và holding kết hợp với đòn bẩy quá mức khiến trader bị cháy tk:

Một là, Nhiều trader bị mất sách tiền trên thị trường mặc dù tỷ lệ win của họ trên 50% cũng bởi vì lý do này. Những trader này vì bị lao vào trade quá mức, dẫn đến trạng thái giá là overtrade-trade quá mức, dẫn tới không bảo vệ được thành quả của mình. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là luôn reset quá trình trade, niệm trong đầu tư duy đầu tư, tránh xa vào trading liên tục, có cơ hội đúng với phương pháp thì mới thực hiện giao dịch, hết cơ hội thì rút tiền ra, và quan trọng nhất là thực hiện đúng vai trò đòn bẩy, chỉ nạp đủ số tiền để thực hiện giao dịch, không nạp hết tiền vào tài khoản để tránh overtrade. 

Hai là, Nhiều trader mới tham gia vào thị trường chưa phân biệt rõ khái niệm và mục tiêu giữa 1 trader và một nhà đầu tư, bị lao vào trade siêu ngắn hạn dẫn tới mắc rủi ro hệ thống. Thường thì những trader này có thể kiếm được 1 lượng tiền chênh lệch giá từ việc ra vào ngắn hạn ăn chênh lệch vài pip. Tuy nhiên chỉ cần 1 đợt co dật, gap hoặc mất thanh khoản dẫn tới lệnh đóng bằng tay bị trượt giá + với việc sử dụng đòn bẩy kịch khung giao dịch dẫn tới bị âm tiền tài khoản gốc, dẫn tới cháy tài khoản, mất toàn bộ số tiền vốn tiền lãi và không còn tiền để làm lại. Cách hữu hiệu để khắc phục tình trạng này là học chuyên sâu về những yếu tố cơ bản trên thị trường để nắm rõ vai trò, mục tiêu của trader, speculator và holder. Ngoài ra nắm vững thêm các công cụ cơ bản trên thị trường như đòn bẩy, lãi vốn, lãi dòng tiền, biên độ biến động giá để có thể xác định cơ bản các thông số biên độ, tỷ lệ lợi nhuận, rủi ro, thua lỗ cũng như cách vận hành vốn trên thị trường trước khi bước vào xây dựng phương pháp đầu tư hiệu quả cho riêng mình. (AE hiểu tại sao các trader không thể giàu-thậm chí là mất hết, chỉ có các holder, speculator mới là người kiếm được tiền trên thị trường là như vậy)

Trên đây là một vài kinh nghiệm xương máu từ các ân sư truyền dạy về vai trò, tác dụng, cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả và các lỗi chí mạng cần tránh với đòn bẩy.

Chúc ACE sử dụng đòn bẩy thành thạo, TỐI ƯU tài sản trên vốn và tích được nhiều lợi nhuận nhé.

Comments